Đại học chính quy

Cử nhân Quản lý Công nghiệp

Tổng quan về chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý Công nghiệp

Chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý Công nghiệp bao gồm 3 chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh, Quản lý Công nghiệp và Quản trị Chuổi cung ứng & Vận hành, với các lĩnh vực đa dạng như Tiếp thị, Tiếp thị và kinh doanh quốc tế, Quản lý sản xuất và vận hành, Quản lý chất lượng, Quản lý SME, Lập và phân tích dự án,…

Chuyên ngành


Quản lý Công nghiệp


Quản trị Kinh doanh

Quản trị chuỗi cung ứng và Vận hành

Sau khi hoàn thành chương trình học đại cương của Trường và các môn học nền tảng của Khoa Quản lý Công nghiệp, đầu năm thứ 3 sinh viên sẽ được chọn một trong 2 chuyên ngành Quản lý Công nghiệp và Quản trị Kinh doanh để học chuyên sâu. Quản trị Kinh doanh sẽ trang bị cho các bạn các kiến thức sâu hơn về quản trị. Còn chuyên ngành Quản lý Công Nghiệp sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về vận hành sản xuất

Cấu trúc Khoa QLCN là một tổng thể gắn kết bởi 4 bộ môn chuyên môn bao gồm Bộ môn Quản lý Sản xuất và Điều hành, Bộ môn Tiếp thị và Quản lý, Bộ môn Tài chính, Kế toán và Kinh tế, Bộ môn Hệ thống Thông tin Quản lý và Khoa học Ra quyết định.

  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản lý sản xuất và điều hành
  • Tài chính
  • Tiếp thị và Quản lý

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Khoa Quản lý Công nghiệp

Nhà B10, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP HCM

(84-28) 38650 460
kqlcn@hcmut.edu.vn

Thứ hai – Thứ sáu 8:00 – 17:00

Mạng xã hội

Mục tiêu
Chuẩn đầu ra
Triển vọng nghề nghiệp

Mục tiêu đào tạo

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Có hiểu biết sâu sắc về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện. Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề về vận hành và quản lý những công việc cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất/ dịch vụ hoặc kinh doanh. Có năng lực tự học, sáng tạo và thích nghi thông qua công việc thực tiễn.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
  • P.O.1: Có hiểu biết sâu sắc về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện và có thể trình bày sự hiểu biết của mình trước đám đông (Để đáp ứng mục tiêu của người học: Học để hiểu biết).
  • P.O.2: Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề về vận hành và quản lý những công việc cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất/ dịch vụ hoặc kinh doanh (Để đáp ứng mục tiêu của người học: Học để làm việc).
  • P.O.3: Có vào khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn về sản xuất/ dịch vụ hoặc kinh doanh (Để đáp ứng mục tiêu của người học: Học để tồn tại).
  • P.O.4: Là công dân toàn cầu, có trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác trong môi trường đa văn hóa và góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. (Để đáp ứng mục tiêu của người học: Học để cùng chung sống).

Xin mời xem chi tiết chương trình đào tạo 3 chuyên ngành theo các khoá, tại đây: https://sim.hcmut.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-2/

Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo

  • S.O.1: Đạt được kiến thức chung
  • S.O.2: Đạt được kiến thức về các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp
  • S.O.3: Đạt được kiến thức về mối quan hệ qua lại giữa các khu vực chức năng trong một doanh nghiệp
  • S.O.4: Đạt được kiến thức nâng cao trong một lĩnh vực chuyên môn
  • S.O.5: Thể hiện khả năng nghiên cứu
  • S.O.6: Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
  • S.O.7: Thực hiện các kỹ năng định lượng trong việc ra quyết định
  • S.O.8: Thể hiện mối quan tâm đến các vấn đề pháp lý và đạo đức mà họ phải đối mặt
  • S.O.9: Quan tâm đến sự khác biệt giữa các thể chế, phương thức kinh doanh, văn hóa và nền kinh tế toàn cầu

Triển vọng nghề nghiệp

  • Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên…
  • Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành…
  • Quản lý chất lượng: phân tích cơ sở dữ liệu và bảng tính, kiểm định quá trình để cải tiến,…
  • Quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng hợp đồng, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng…
  • Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất…
  • Quản lý tài chính kế toán: quản lý hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán…
  • Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, lên kế hoạch đào tạo, định biên, lương thưởng, động viên và quan hệ lao động…
  • Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau…

Chị CAO NGÂN HÀ

Cựu Sinh viên Khóa 2004 / Senior Account Manager, Ogilvy

Một quá trình học tập tuyệt vời với cơ hội tiếp cận các kiến thức nền tảng đa dạng từ Marketing, Quản lý Sản xuất, Hệ thống thông tin quản lý, Tài chính hay cả Nhân sự sẽ giúp các bạn phát triển các kỹ năng phân tích và quản lý trong mọi lĩnh vực.

 

Kiểm định chất lượng Quốc tế

 

Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). 

 

 

Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.

 

 

Với những phấn đấu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất..v.v. Khoa Quản lý Công nghiệp đã vinh dự nhận được chứng nhận kiểm định chất lượng AUN-QN.

 

 

Năm 2022, khoa Quản lý Công nghiệp cũng đã tiến hành kiểm định CTĐT theo chuẩn FIBAA (Châu Âu) và đã đạt chứng nhận kiểm định FIBAA (2022). Điều này, khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của khoa Quản lý Công nghiệp đã được công nhận ở phạm vi quốc tế, tạo điều kiện cho SV tốt nghiệp khoa Quản lý Công nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tốt và gia nhập vào thị trường lao động toàn cầu.

 

Với ba chuyên ngành Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh và Quản trị Chuỗi cung ứng & Vận hành, Khoa Quản lý Công nghiệp mong muốn đem đến cho bạn những trải nghiệm học tập thú vị và chất lượng.