Một tổ chức hoạt động tốt và phát triển bền vững là tổ chức có các thành viên thực thi các công việc đúng bổn phận, chức trách với cái tâm làm nghề. Trên thực tế, thường có sự nhầm lẫn giữa ‘đạo đức nghề nghiệp’ (của cá nhân người hành nghề) và ‘đạo đức kinh doanh’ (của tổ chức). Vì vậy, phạm vi của buổi nói chuyện sẽ là chia sẻ và thảo luận của khách mời về góc nhìn của người quản lý đối với việc thực thi các chuẩn mực hành nghề, các vấn đề để thực thi và thúc đẩy cho việc thực thi đạo đức hành nghề.
Có thể nói, đạo đức trong nghề nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó định hình những quy tắc và tiêu chuẩn hành vi cho mỗi cá nhân trong môi trường làm việc. Đạo đức nghề nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức trong một ngành nghề cụ thể. Nó đòi hỏi sự đúng đắn, trung thực, tôn trọng và trách nhiệm trong việc thực hiện công việc và tương tác giữa “người hành nghề” và “khách hàng”*.
Nói một cách ngắn gọn, Đạo đức nghề nghiệp được hiểu như là quy chuẩn hành nghề trong môi trường làm việc (Robinson et al. 2007).
Như vậy, trong thực tế, quan điểm của các tổ chức như thế nào về đạo đức hành nghề? Câu trả lời sẽ được anh Ngô Đình Dũng_Nhà sáng lập ISM (Integrated Solutions management) trao đổi trong buổi nói chuyện với học viên Cao học của trường ĐH Bách Khoa, trong môn học Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội.
Thông tin chi tiết:
✅Chủ đề: Đạo đức hành nghề từ góc nhìn nhà quản lý
✅Thời gian: 18:30-20:00, Thứ Sáu 15/03/2024
✅Địa điểm: phòng học 501-B4, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM (Cs. Lý Thường Kiệt)
✅Ngôn ngữ: tiếng Việt
📌(“Khách hàng” được hiểu là người có tương tác và nhận kết quả công việc từ người hành nghề)
Vài nét về anh Ngô Đình Dũng: Anh Dũng là nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty đào tạo và tư vấn quản trị ISM. Anh có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo các giải pháp về Marketing, chiến lược kinh doanh, và quản lý vận hành. Anh Dũng từng là cựu giảng viên khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM.