Sinh hoạt chuyên đề “THIÊN KIẾN Ở NƠI LÀM VIỆC” – TS. TRƯƠNG THỊ LAN ANH

Khoa Quản lý Công nghiệp khởi động năm làm việc mới 2024 bằng một buổi sinh hoạt chuyên đề với sự chia sẻ của TS. Trương Thị Lan Anh-Chuyên gia tư vấn Phát triển tổ chức.

TS. Trương Thị Lan Anh-Chuyên gia tư vấn Phát triển tổ chức

Với cách dẫn dắt gần gũi, đời thường, TS. Trương Thị Lan Anh đã chia sẻ cho GV và SV khoa Quản lý Công nghiệp khái niệm, các loại thiên kiến (bias) mà chúng ta thường gặp. Buổi chia sẻ giới hạn ở việc”đánh động” cho người tham dự các loại “bias” mà đôi khi chúng ta không hề nhận ra, ví dụ như tự sắp xếp mọi sự việc (câu từ, hình ảnh, …) cho hợp với logic của chính mình mà không chú ý đến thực tế đang diễn ra, hoặc “thấy chưa, tôi đã bảo mà!”, … Nhìn chung, có 3 mức độ thiên kiến: cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm, và cấp độ tổ chức.

Các loại thiên kiến này dễ làm chúng ta bị “lạc” vào lối mòn, hoặc gây ra những “sóng ngầm” trong tổ chức. Điều này làm ảnh hưởng đến các quyết định, kết quả làm việc và tính hiệu quả của tổ chức. Để khắc phục các ảnh hưởng của thiên kiến, mỗi cá nhân cần có tư duy mở, sẵn sàng đón nhận các ý kiến/góc nhìn khác nhau để hiệu chỉnh sự “bias” của chính bản thân mình, và gia tăng hiệu quả công việc.

Buổi chia sẻ đúc kết 4 ý chính:

  • (1) Thiên kiến vô thức ở quanh ta,
  • (2) Xây dựng tổ chức Đa dạng, Công bằng và Dung hợp bắt đầu bằng nhận dạng các thiên kiến “sóng ngầm”,
  • (3) Lãnh đạo cần chủ động làm gương trong nhận dạng thiến kiến của mình,
  • (4) Tổ chức cần có những quy trình, hướng dẫn để các cá nhân trong tổ chức tránh được các thiên kiến này.

Khoa Quản lý Công nghiệp xin chân thành cảm ơn TS. Trương Thị Lan Anh đã dành thời gian để chia sẻ với GV và SV!