1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Thông tin chung về chương trình đào tạo trước năm 2019:
- Ngành/ chương trình đào tạo (Major/Curriculum):
- Tiếng Việt: Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
- Chuyên ngành (specializations): 2 chuyên ngành
- Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
- Quản trị Kinh doanh (Business Administration)
- Mã ngành đào tạo: 7510601
- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
- Thời gian đào tạo: 4 năm, bao gồm 8 học kỳ chính khóa
- Quy mô đào tạo: Theo kết quả tuyển sinh
- Tổng số tín chỉ: 140 tín chỉ
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng ANH – CLC, Tiếng VIỆT – Chính quy
- Khoa quản lý ngành: Quản lý Công nghiệp
- Trường cấp bằng: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
1.2. Thông tin chung về chương trình đào tạo từ năm 2019 đến nay:
- Ngành/ chương trình đào tạo (Major/Curriculum):
- Tiếng Việt: Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
- Chuyên ngành (specializations): 3 chuyên ngành
- Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
- Quản trị Kinh doanh (Business Administration)
- Quản lý chuỗi cung ứng và vận hành (Operations and Supply Chain Management)
- Mã ngành đào tạo: 7510601
- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
- Thời gian đào tạo: 4 năm, bao gồm 8 học kỳ chính khóa
- Quy mô đào tạo: Theo kết quả tuyển sinh
- Tổng số tín chỉ: 122 tín chỉ
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng ANH – TA, Tiếng Việt – Chính quy
- Khoa quản lý ngành: Quản lý Công nghiệp
- Trường cấp bằng: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
2. CHUẨN DẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước năm 2019
Chuẩn đầu ra | |
Cấp độ 1 | Cấp độ 2 |
1. Kiến thức nền tảng và tư duy lập luận trong ngành quản trị | 1.1 Kiến thức giáo dục cơ bản cần có trong lĩnh vực quản trị (3 CĐR cấp độ 3) |
1.2 Kiến thức quản trị cốt lõi (thuộc khối kiến thức cơ sở ngành) (6 CĐR cấp độ 3) | |
1.3 Kiến thức ngành quản lý công nghiệp (23 CĐR cấp độ 3) | |
2. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân lẫn nghề nghiệp | 2.1 Phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị (4 CĐR cấp độ 3) |
2.2 Thực nghiệm, điều tra và khám phá kiến thức mới (4 CĐR cấp độ 3) | |
2.3 Tư duy hệ thống (4 CĐR cấp độ 3) | |
2.4 Kỹ năng và thái độ cá nhân (7 CĐR cấp độ 3) | |
2.5 Kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp (4 CĐR cấp độ 3) | |
3. Kỹ năng tương tác: làm việc tập thể và giao tiếp | 3.1 Làm việc nhóm (5 CĐR cấp độ 3) |
3.2 Giao tiếp trong kinh doanh (5 CĐR cấp độ 3) | |
3.3 Giao tiếp bằng ngoại ngữ (1 CĐR cấp độ 3) | |
4. Năng lực hình thành, thiết kế, triển khai, và vận hành hệ thống quản lý trong các bối cảnh tổ chức và xã hội hiện đại | 4.1 Nhận thức môi trường xã hội (7 CĐR cấp độ 3) |
4.2 Nhận thức bối cảnh của tổ chức (4 CĐR cấp độ 3) | |
4.3 Nhận diện và định vị hệ thống quản lý (4 CĐR cấp độ 3) | |
4.4 Thiết kế hệ thống quản lý (5 CĐR cấp độ 3) | |
4.5 Triển khai hệ thống quản lý (3 CĐR cấp độ 3) | |
4.6 Vận hành hệ thống quản lý (5 CĐR cấp độ 3) | |
4.7 Lãnh đạo tổ chức (3 CĐR cấp độ 3)* | |
4.8 Khởi nghiệp (4 CĐR cấp độ 3)* |
2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo từ năm 2019 đến nay
Kiến Thức (Knowledge – K) | |
PLO1 | Đạt được kiến thức chung. |
1.1 Thể hiện kiến thức nền tảng môn toán | |
1.2 Thể hiện kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên | |
1.3 Thể hiện kiến thức nền tảng về khoa học xã hội nhân văn | |
1.4 Thể hiện phần kiến thức kỹ thuật ngoài ngành quản lý công nghiệp | |
PLO2 | Đạt được kiến thức về các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp. |
2.1 Xác định và phân tích vấn đề kinh doanh qua lăng kính của kế toán tài chính | |
2.2 Xác định và phân tích vấn đề kinh doanh qua lăng kính của tiếp thị quản lý | |
2.3 Xác định và phân tích vấn đề kinh doanh qua lăng kính của sản xuất vận hành | |
2.4 Xác định và phân tích vấn đề kinh doanh qua lăng kính của hệ thống thông tin | |
PLO3 | Đạt được kiến thức về mối quan hệ tương hỗ giữa các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp. |
3.1 Phân tích một vấn đề kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều lĩnh vực chức năng doanh nghiệp. | |
3.2 Đánh giá năng lực và khuyết điểm của công ty từ các góc độ chức năng doanh nghiệp khác nhau | |
PLO4 | Đạt được kiến thức nâng cao trong một lĩnh vực chuyên môn. |
4.1 Phân tích các vấn đề trong một chuyên ngành của ngành QLCN | |
4.2 Đánh giá các vấn đề thuộc chuyên ngành từ nhiều góc độ khác nhau | |
4.3 Xây dựng giải pháp giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành | |
PLO5 | Thể hiện khả năng nghiên cứu |
5.1 Xây dựng câu hỏi nghiên cứu | |
5.2 Diễn đạt những lập luận mang tính gốc rễ bằng lý thuyết | |
5.3 Giải thích các loại chứng cứ khác nhau để ủng hộ lập luận | |
Kỹ Năng (Skills – S) | |
PLO6 | Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. |
6.1 Thể hiện kỹ năng nói và viết | |
6.2 Thể hiện khả năng hợp tác làm việc với người khác trong môi trường lớp học | |
6.3 Thể hiện kỹ năng lãnh đạo | |
6.4 Thể hiện khả năng thực hiện các cuộc phỏng vấn hiệu quả | |
6.5 Tiến hành các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội,… | |
PLO7 | Ứng dụng công cụ định lượng và công nghệ kỹ thuật số trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. |
7.1 Thể hiện khả năng giải quyết các vấn đề kinh doanh định lượng trong môi trường lớp học | |
7.2 Nắm vững các phần mềm thống kê và công nghệ kỹ thuật số trong giải quyết các bài toán kinh doanh | |
7.3 Nắm vững các công cụ thích hợp để thu thập/phân tích dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp | |
7.4 Thiết kế các mô hình định lượng để giải quyết các vấn đề kinh doanh | |
Thái Độ (Attitude – A) | |
PLO8 | Thể hiện mối quan tâm đến các vấn đề pháp lý, phát triển bền vững và đạo đức trong quản trị các tổ chức ở thời đại số. |
8.1 Nhận thức được (các) khía cạnh pháp lý/đạo đức của một quyết định kinh doanh. | |
8.2 Cân bằng sự đánh đổi được-mất bằng cách áp dụng các lý thuyết và quan điểm khác nhau liên quan đạo đức, phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. | |
8.3 Hình thành và bảo vệ một đề xuất có cơ sở vững chắc để giải quyết một vấn đề trên nền tảng đạo đức và phát triển bền vững. | |
PLO9 | Quan tâm đến sự khác biệt giữa các thể chế, phương thức kinh doanh, văn hóa và nền kinh tế toàn cầu. |
9.1 Nhận thức được các thái độ, giá trị và niềm tin của cá nhân và sự trái ngược với của người khác để hình thành nên các mối quan hệ kinh doanh. | |
9.2 Thể hiện mối quan tâm với tinh thần khởi nghiệp trong môi trường toàn cầu | |
9.3 Thể hiện mối quan ngại về sự khác biệt về văn hóa và đề xuất các phương pháp lãnh đạo nhằm thúc đẩy sự đa dạng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. | |
……………………… | 9.4 Khái niệm hóa các tác lực phi thị trường cấp độ quốc tế, khu vực và địa phương vào các quyết định chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia. |
3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ là 140 tín chỉ (đối với chương trình đào tạo trước năm 2019) và 122 tín chỉ (đối
với chương trình đào tạo từ năm 2019 đến nay), chưa bao gồm 8 tín chỉ ngoại ngữ, Giáo dục thể
chất, Giáo dục quốc phòng. Trong đó phân bổ kiến thức như sau:
3.1. Khung chương trình đào tạo trước năm 2019
TT | Khối kiến thức | Số tín chỉ |
1 | Giáo dục đại cương+kiến thức ngoài ngành | 48 (không có AV) |
2 | Cơ sở ngành | 21 |
3 | Ngành | 18 |
4 | Chuyên ngành | 22 |
5 | Thực tập, Đề cương, Khóa luận tốt nghiệp | 15 |
6 | Chọn tự do | 16 |
Tổng cộng | 140 |
3.2. Khung chương trình đào tạo từ năm 2019 đến nay
TT | Khối kiến thức | Số tín chỉ |
1 | Giáo dục đại cương+kiến thức ngoài ngành | 34 (không có AV) |
2 | Cơ sở ngành | 38 |
3 | Ngành | 18 |
4 | Chuyên ngành | 15 |
5 | Thực tập, Đề cương, Khóa luận tốt nghiệp | 8 |
6 | Chọn tự do | 9 |
Tổng cộng | 122 |