Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), Đại học Quốc gia TP.HCM xin trân trọng thông báo tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 như sau:
1. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH
1.1. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển
1.2. Đối tượng tuyển sinh
– Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ; hoặc người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) ngành đúng, ngành gần; hoặc tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ tương đương trở lên phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các CSĐT, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B2 theo CEFR). Cụ thể:.
Ngôn ngữ |
Chứng chỉ |
Thang điểm tối thiểu tương đương B2 |
Tiếng Anh |
TOEFL iBT |
46 |
IELTS |
5.5 |
|
TOEIC (4 kỹ năng) |
Nghe: 400; Đọc: 385 |
|
Cambridge Assessment English |
B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill. |
|
Tiếng Pháp |
CIEP/Alliance française diplomas |
TCF: 400 |
Tiếng Đức |
Goethe – Institut |
Goethe-Zertifikat B2 |
The German TestDaF language certificate |
TestDaF level 4 |
|
Tiếng Trung Quốc |
Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) |
HSK Level 4 |
Tiếng Nhật |
Japanese Language Proficiency Test (JLPT) |
JLPT N3 |
Tiếng Nga |
ТРКИ – Тест по русскому языку как иностранному |
ТРКИ-2 |
Tiếng Hàn |
TOPIK |
TOPIK Level 4 |
Lưu ý: Chứng chỉ có thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận.
Chú ý: Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ
a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ khi có một trong những minh chứng sau:
– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi ngoại ngữ, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luận văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận;
– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.
b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định ngoại ngữ của CSĐT (nếu có). Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ”.
1.3. Bài luận về hướng nghiên cứu
Trình bày về hướng nghiên cứu hoặc chủ đề nghiên cứu: tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; lý do tại sao chọn hướng nghiên cứu; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu. Bài luận được trình bày tối đa 10 trang trên khổ A4.
1.4. Cán bộ hướng dẫn
– Được tối thiểu 01 giảng viên của Trường ĐHBK đồng ý nhận hướng dẫn;
– Người hướng dẫn độc lập có chức danh phó giáo sư trở lên hay học vị tiến sĩ khoa học hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn (danh sách cán bộ khoa học và hướng nghiên cứu được công bố tại website: http://www.pgs.hcmut.edu.vn/gioi-thieu/doi-ngu-dao-tao ).
2. HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, LỆ PHÍ DỰ TUYỂN
2.1. Hồ sơ dự tuyển
Đăng ký dự tuyển online tại: http://grad.hcmut.edu.vn/hv/dang_ky_thi_sau_dai_hoc.php?type=cts
– Sau khi đăng ký dự tuyển online à vào mục thông tin cá nhân in hồ sơ, ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển chính thức tại Phòng Đào tạo Sau đại học (P.115, nhà B3) – Trường Đại học Bách Khoa – 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM. Hồ sơ gồm 2 bộ (1 bộ gốc + 1 bộ photo không bao gồm: Bài báo, bài luận)
- 02 bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
- 02 bản sao công chứng bằng Thạc sĩ, 02 bản sao công chứng bảng điểm Cao học; Đối với ứng viên có văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài phải có bản dịch thuật sang tiếng Việt và có giấy chứng nhận của “Cục quản lý chất lượng” (hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng nước ngoài được trình bày tại Phụ lục 3 của đề án tuyển sinh 2021);
- Phiếu đăng ký xét tuyển (in từ hệ thống), Lý lịch khoa học (in từ hệ thống, có đóng dấu xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác – 01 bản gốc và 01 bản photo), 04 ảnh (3 x 4);
- Phiếu khám sức khỏe (bản gốc hoặc photo công chứng). Giấy chứng nhận thuộc đối tượng chính sách (nếu có);
- 06 bộ bài luận về hướng nghiên cứu có đầy đủ chữ ký của thí sinh và cán bộ hướng dẫn;
- Minh chứng công trình, bài báo khoa học liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu;
- Giấy cam kết thực hiện qui định học tập – nghiên cứu của NCS;
- 02 Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của 02 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu; (download mẫu tại đây)
- Giấy chấp thuận đào tạo NCS của cán bộ dự kiến hướng dẫn NCS; Bộ môn/ Phòng thí nghiệm đào tạo; Khoa quản lý ngành đào tạo.
- Lý lịch khoa học của cán bộ hướng dẫn có dấu xác nhận của cơ quan.
2.2. Lệ phí xét tuyển: 2.000.000 đồng/ 1 hồ sơ
2.3. Thời gian xét tuyển
Trường Đại học Bách khoa áp dụng 04 đợt tuyển sinh trong năm 2022.
- Đợt 1: 31/03/2022.
- Đợt 2: 31/05/2022.
- Đợt 3: 29/07/2022.
- Đợt 4: 31/10/2022.
3. HÌNH THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO, HỌC PHÍ
3.1. Hình thức đào tạo:
Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
3.2. Chương trình đào tạo:
Khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ và 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học.
3.3 Học phí:
Nghiên cứu sinh đóng học phí theo học kỳ, mức thu là 25.000.000 đồng/ học kỳ. Nhà Trường sẽ có thông báo mức thu học phí cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ.
4. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
Xem chi tiết tại: http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/tuyen-sinh/tien-si/nganh-ts
Để biết thêm chi tiết vui lòng xem thông báo tại địa chỉ:
Phòng Đòa tạo SĐH (P.115, nhà B3) Trường Đại học Bách Khoa
268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Email: sdh@hcmut.edu.vn Website: https://www.pgs.hcmut.edu.vn
Trân trọng thông báo.